8 tháng 12, 2012

Kế hoạch bài dạy

Posted by bakhtran 11:12:00












Kế hoạch dạy bài "Sự nở vì nhiệt của vật rắn"...



Người soạn

Họ và tên
Nhóm Se7en
Quận
5
Trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Thành phố
Hồ Chí Minh
Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy

Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Tóm tắt bài dạy
Ý tưởng dự án: Sự dãn nở vì nhiệt của vật rắn là một hiện tượng vật lí rất phổ biến trong thực tế. Đồng thời, nó cũng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống đời thường: Role nhiệt, xây dựng, cơ khí…v.v…
Các em nghiên cứu về vấn đề này bằng cách tạo ra các ấn phẩm:
_Bài tập Powerpoint: đóng vai là các nhà vật lí học tìm hiểu thông tin về sự dãn nở vì nhiệt của vật rắn, tìm ra những ứng dụng quan trọng của nó trong thực tế đời sống.
_Bài tập Publisher: phát tờ rơi nhằm tuyên truyền cho bài nghiên cứu của mình.
_Bài tâp tạo blog: giới thiệu chuyên đề, liên hệ.
Học sinh cùng nhau thực hiện 3 bài tập trên, qua đó tìm được câu trả lời cho các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát của giáo viên. Những thông tin trong ấn phẩm và bài trình bày được kết hợp Blog của lớp là kết quả của dự án.
Lĩnh vực bài dạy
Toán học, kỹ thuật công nghiệp
Cấp / lớp 
Cấp 3/ lớp 10
Thời gian dự kiến
3 tiết mỗi tiết 45 phút, 3 tuần
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
·         Nắm được kiến thức về sự nở dài, nở khối.
·         Biết được vai trò của sự nở vì nhiệt trong đời sống và kĩ thuật.
·         Rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập liên quan đến sự nở dài và nở khối.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
Kiến thức
·         Nắm được kiến thức về sự nở dài, nở khối.
·         Biết được vai trò của sự nở vì nhiệt trong đời sống và kĩ thuật.
Kĩ năng
·         Vận dụng công thức về sự nở dài, nở khối để giải một số bài tập và tính toán một số trường hợp.
·         Biết giải thích và sử dụng những hiện tượng đơn giản của sự nở vì nhiệt.
·         Sáng tạo trong việc đề xuất các ý tưởng để khắc phục 1 số tác hại sự nở vì nhiệt của chất rắn.
·         Có kĩ năng sống và làm việc nhóm : tìm hiểu thêm những kiến thức ngoài những điều căn bản cần thiết để khám phá và mở rộng sự hiểu biết,ý thức tập thể trong việc cùng nhau thu thập thông tin.
Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát
Sau khi học xong bài học, bạn sẽ ứng dụng hiện tượng dãn nở vì nhiệt của vật rắn vào cuộc sống như thế nào?

Câu hỏi bài học
·         Tại sao người ta lại đốt nóng vành sắt trước khi lắp nó vào bánh xe gỗ?
·         Cho một tấm kim loại hình chữ nhật ở giữa bị đục thủng một lỗ tròn, khi ta nung nóng tấm kim loại này thì lỗ tròn có bị bé lại không?
·         Vì sao tôn lợp mái nhà lại có hình gợn sóng?
·         Vì sao ở giữa các thanh chắn làm đường ray xe lửa lại đẻ cách nhau một khoảng nhất định?

Câu hỏi nội dung
·         Sự nở dài là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
·         Sự nở khối là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
·         Nêu công thức tính hệ số nở dài.
·         Nêu công thức hệ số nở khối.
·         Các yếu tố nào liên quan đến sự giãn nở của vật rắn?
·         Nêu ứng dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt trong kị thuật.
Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
Sử dụng các mẫu đánh giá giúp học sinh tự đánh giá quá trình học tập của bản thân. Có thái độ và nhận thức đúng đắn.
_Đặt câu hỏi.
_Kế hoạch dự án.
_Sổ ghi chép.

_Đặt câu hỏi và thảo luận.
_Bảng tiêu chí đánh giá ấn phẩm và bài trình chiếu.
_Bản kiểm mục tranh luận.

_Đặt câu hỏi
_Bài trình chiếu
_Tiêu chí đánh giá
_Bản kiểm mục những ứng dụng sự nở vì nhiệt của vật rắn.
_Sổ ghi chép.
_Giải thích hiện tượng và ứng dụng sự nở vì nhiệt của vật rắn trong đời sống và trong kĩ thuật.
_Thảo luận nhóm.
_Bản kiểm mục tranh luận.
_Tiêu chí đánh giá nhóm.
_Tiêu chí đánh giá bài luận.

Hướng dẫn cho điểm ấn phẩm và bài trình chiếu.

Tổng hợp đánh giá
·         Sử dụng các phương pháp đánh giá trong suốt quá trình bài học như là đặt câu hỏi, thảo luận nhóm,  nhằm đánh giá việc nắm bắt nội dung bài học.
·         Sử dụng phiếu đánh giá ấn phẩm và phiếu đánh giá nội dung trình bày để đánh giá sản phẩm một cách toàn diện.
·         Học sinh sử dụng cùng phương pháp đánh giá để tự đánh giá việc học tập của mình, giúp xác định rõ nội dung bài học, theo dõi tiến trình học tập, tự ôn tập lại bài.
·         Kế hoạch đánh giá giúp cho học sinh nhận biết được hiện tượng sự nở vì nhiệt của vật rắn diễn ra xung quanh, đồng thời biết được những ứng dụng trong kĩ thuật.
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
·         Kĩ năng công nghệ thông tin (làm bài trình chiếu, publisher, blog).
·         Kĩ năng thuyết trình.
·         Kĩ năng làm việc nhóm…
Các bước tiến hành bài dạy
Tuần 1:
Giáo viên giới thiệu, hướng dẫn tổng quan về bài học.
Giới thiệu bộ câu hỏi định hướng cho học sinh.
Đặt ra các yêu cầu đối với ấn phẩm của học sinh:
Tờ rơi giới thiệu về ấn phẩm (có thể dùng Photoshop, Publisher,…)
Bài trình diễn:
Cho học sinh xem phiếu đánh giá tờ rơi và bài trình diễn để giúp học sinh định hướng về ấn phẩm của nhóm, làm sáng tỏ và chỉnh sửa nếu cần.
Hướng dẫn các học sinh các tài liệu có liên quan đến dự án.
Tuần 2:
HS tiến hành thực hiện dự án, GV thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc đồng thời có những hỗ trợ kịp thời.
GV phát cho mỗi HS 1 phiếu đánh giá.
Tiến hành hướng dẫn đánh giá.
Tuần 3:
Tiến hành đánh giá dự án theo bảng hướng dẫn đánh giá.
Sau khi đánh giá, các nhóm tổng hợp điểm trung bình đánh giá của nhóm về các nhóm còn lại gửi lại cho GV.
GV tiến hành tính điểm, gửi lại gói điểm cho nhóm.
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm
·         Chia dự án thành từng bước nhỏ với lịch trình công việc hàng ngày để học sinh hoàn thành.
·         In trước các thông tin và đánh dấu các khái niệm quan trọng.
·         Cung cấp mô tả trực quan cho từng khái niệm chính.
·         Cung cấp thêm nguồn tư liệu mở cho HS.
·         Giảm công việc hoặc tăng thêm khoảng thời gian cần thiết để cho HS có thể hoàn thiện được dự án.
·         Hướng dẫn cụ thể từng bước cách thực hiện dự án.
·         Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên để giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi gặp khó khăn.

Học sinh không biết tiếng Anh
·         Cho phép các công việc được thực hiện trước hết bằng ngôn ngữ tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh sau.
·         Cho phép học sinh truy cập các trang web bằng tiếng Việt.
·         Ghép cặp với 1 học sinh khác.
·         Cung cấp cho HS một số tài liệu tiếng Anh liên quan đến sự giãn nở của vật rắn hướng dẫn cho các em về dịch lại.
·         Cung cấp những công cụ dịch cần thiết từ các trang dịch thuật tài liệu trực tuyến (tratu.vn; google dịch;…) hoặc từ Lạc việt,…

Học sinh năng khiếu
·         Phân công nhiệm vụ mở.
·         Khuyến khích các em thiết kế một số sản phẩm có tính sáng tạo.
·         Giới thiệu và hướng dẫn HS ứng dụng thêm các phần mềm cao cấp, chuyên biệt phục vụ quá trình thực hiện dự án, tạo ấn phẩm.
·         Nhấn mạnh các kỹ năng học tập theo nhóm cũng như kỹ năng phát triển.
·         Tập trung vào các kĩ năng giải quyết vấn đề và các khía cạnh sáng tạo.
·         Tập trung vào lập luận quy nạp và suy diễn.
Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo
Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
Máy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
Kết nối Internet
Đĩa Laser
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư trên đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế Web
Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác
Tư liệu in
Sách giáo khoa môn Vật lý, đề cương, tài liệu tham khảo v.v
Hỗ trợ
Hình ảnh minh họa, máy chiếu,...
Nguồn Internet
Yêu cầu khác
Khách mời, người hướng dẫn, học sinh lớp khác, phụ huynh v.v.

2 nhận xét:

  1. tóm tắt dự án nên có bối cảnh cụ thể
    mục tiêu thiếu mục tiêu thái độ
    nên phân công cụ thể cho các nhóm.
    câu hỏi khái quát không nên đi thẳng vào vấn đề như thế
    tên đề tài thiếu sức hấp dẫn.

    Trả lờiXóa
  2. tại đề tài này cũng khó đặt tên hay ho lắm, ko biết đặt tên j =))

    Trả lờiXóa

  • RSS
  • Delicious
  • Digg
  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedin
  • Youtube