8 tháng 12, 2012

Kế hoạch bài dạy

Posted by bakhtran 11:12:00












Kế hoạch dạy bài "Sự nở vì nhiệt của vật rắn"...



Người soạn

Họ và tên
Nhóm Se7en
Quận
5
Trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM
Thành phố
Hồ Chí Minh
Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy

Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Tóm tắt bài dạy
Ý tưởng dự án: Sự dãn nở vì nhiệt của vật rắn là một hiện tượng vật lí rất phổ biến trong thực tế. Đồng thời, nó cũng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống đời thường: Role nhiệt, xây dựng, cơ khí…v.v…
Các em nghiên cứu về vấn đề này bằng cách tạo ra các ấn phẩm:
_Bài tập Powerpoint: đóng vai là các nhà vật lí học tìm hiểu thông tin về sự dãn nở vì nhiệt của vật rắn, tìm ra những ứng dụng quan trọng của nó trong thực tế đời sống.
_Bài tập Publisher: phát tờ rơi nhằm tuyên truyền cho bài nghiên cứu của mình.
_Bài tâp tạo blog: giới thiệu chuyên đề, liên hệ.
Học sinh cùng nhau thực hiện 3 bài tập trên, qua đó tìm được câu trả lời cho các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát của giáo viên. Những thông tin trong ấn phẩm và bài trình bày được kết hợp Blog của lớp là kết quả của dự án.
Lĩnh vực bài dạy
Toán học, kỹ thuật công nghiệp
Cấp / lớp 
Cấp 3/ lớp 10
Thời gian dự kiến
3 tiết mỗi tiết 45 phút, 3 tuần
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
·         Nắm được kiến thức về sự nở dài, nở khối.
·         Biết được vai trò của sự nở vì nhiệt trong đời sống và kĩ thuật.
·         Rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập liên quan đến sự nở dài và nở khối.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
Kiến thức
·         Nắm được kiến thức về sự nở dài, nở khối.
·         Biết được vai trò của sự nở vì nhiệt trong đời sống và kĩ thuật.
Kĩ năng
·         Vận dụng công thức về sự nở dài, nở khối để giải một số bài tập và tính toán một số trường hợp.
·         Biết giải thích và sử dụng những hiện tượng đơn giản của sự nở vì nhiệt.
·         Sáng tạo trong việc đề xuất các ý tưởng để khắc phục 1 số tác hại sự nở vì nhiệt của chất rắn.
·         Có kĩ năng sống và làm việc nhóm : tìm hiểu thêm những kiến thức ngoài những điều căn bản cần thiết để khám phá và mở rộng sự hiểu biết,ý thức tập thể trong việc cùng nhau thu thập thông tin.
Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát
Sau khi học xong bài học, bạn sẽ ứng dụng hiện tượng dãn nở vì nhiệt của vật rắn vào cuộc sống như thế nào?

Câu hỏi bài học
·         Tại sao người ta lại đốt nóng vành sắt trước khi lắp nó vào bánh xe gỗ?
·         Cho một tấm kim loại hình chữ nhật ở giữa bị đục thủng một lỗ tròn, khi ta nung nóng tấm kim loại này thì lỗ tròn có bị bé lại không?
·         Vì sao tôn lợp mái nhà lại có hình gợn sóng?
·         Vì sao ở giữa các thanh chắn làm đường ray xe lửa lại đẻ cách nhau một khoảng nhất định?

Câu hỏi nội dung
·         Sự nở dài là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
·         Sự nở khối là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
·         Nêu công thức tính hệ số nở dài.
·         Nêu công thức hệ số nở khối.
·         Các yếu tố nào liên quan đến sự giãn nở của vật rắn?
·         Nêu ứng dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt trong kị thuật.
Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
Sử dụng các mẫu đánh giá giúp học sinh tự đánh giá quá trình học tập của bản thân. Có thái độ và nhận thức đúng đắn.
_Đặt câu hỏi.
_Kế hoạch dự án.
_Sổ ghi chép.

_Đặt câu hỏi và thảo luận.
_Bảng tiêu chí đánh giá ấn phẩm và bài trình chiếu.
_Bản kiểm mục tranh luận.

_Đặt câu hỏi
_Bài trình chiếu
_Tiêu chí đánh giá
_Bản kiểm mục những ứng dụng sự nở vì nhiệt của vật rắn.
_Sổ ghi chép.
_Giải thích hiện tượng và ứng dụng sự nở vì nhiệt của vật rắn trong đời sống và trong kĩ thuật.
_Thảo luận nhóm.
_Bản kiểm mục tranh luận.
_Tiêu chí đánh giá nhóm.
_Tiêu chí đánh giá bài luận.

Hướng dẫn cho điểm ấn phẩm và bài trình chiếu.

Tổng hợp đánh giá
·         Sử dụng các phương pháp đánh giá trong suốt quá trình bài học như là đặt câu hỏi, thảo luận nhóm,  nhằm đánh giá việc nắm bắt nội dung bài học.
·         Sử dụng phiếu đánh giá ấn phẩm và phiếu đánh giá nội dung trình bày để đánh giá sản phẩm một cách toàn diện.
·         Học sinh sử dụng cùng phương pháp đánh giá để tự đánh giá việc học tập của mình, giúp xác định rõ nội dung bài học, theo dõi tiến trình học tập, tự ôn tập lại bài.
·         Kế hoạch đánh giá giúp cho học sinh nhận biết được hiện tượng sự nở vì nhiệt của vật rắn diễn ra xung quanh, đồng thời biết được những ứng dụng trong kĩ thuật.
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
·         Kĩ năng công nghệ thông tin (làm bài trình chiếu, publisher, blog).
·         Kĩ năng thuyết trình.
·         Kĩ năng làm việc nhóm…
Các bước tiến hành bài dạy
Tuần 1:
Giáo viên giới thiệu, hướng dẫn tổng quan về bài học.
Giới thiệu bộ câu hỏi định hướng cho học sinh.
Đặt ra các yêu cầu đối với ấn phẩm của học sinh:
Tờ rơi giới thiệu về ấn phẩm (có thể dùng Photoshop, Publisher,…)
Bài trình diễn:
Cho học sinh xem phiếu đánh giá tờ rơi và bài trình diễn để giúp học sinh định hướng về ấn phẩm của nhóm, làm sáng tỏ và chỉnh sửa nếu cần.
Hướng dẫn các học sinh các tài liệu có liên quan đến dự án.
Tuần 2:
HS tiến hành thực hiện dự án, GV thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc đồng thời có những hỗ trợ kịp thời.
GV phát cho mỗi HS 1 phiếu đánh giá.
Tiến hành hướng dẫn đánh giá.
Tuần 3:
Tiến hành đánh giá dự án theo bảng hướng dẫn đánh giá.
Sau khi đánh giá, các nhóm tổng hợp điểm trung bình đánh giá của nhóm về các nhóm còn lại gửi lại cho GV.
GV tiến hành tính điểm, gửi lại gói điểm cho nhóm.
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm
·         Chia dự án thành từng bước nhỏ với lịch trình công việc hàng ngày để học sinh hoàn thành.
·         In trước các thông tin và đánh dấu các khái niệm quan trọng.
·         Cung cấp mô tả trực quan cho từng khái niệm chính.
·         Cung cấp thêm nguồn tư liệu mở cho HS.
·         Giảm công việc hoặc tăng thêm khoảng thời gian cần thiết để cho HS có thể hoàn thiện được dự án.
·         Hướng dẫn cụ thể từng bước cách thực hiện dự án.
·         Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên để giúp đỡ kịp thời cho các nhóm khi gặp khó khăn.

Học sinh không biết tiếng Anh
·         Cho phép các công việc được thực hiện trước hết bằng ngôn ngữ tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh sau.
·         Cho phép học sinh truy cập các trang web bằng tiếng Việt.
·         Ghép cặp với 1 học sinh khác.
·         Cung cấp cho HS một số tài liệu tiếng Anh liên quan đến sự giãn nở của vật rắn hướng dẫn cho các em về dịch lại.
·         Cung cấp những công cụ dịch cần thiết từ các trang dịch thuật tài liệu trực tuyến (tratu.vn; google dịch;…) hoặc từ Lạc việt,…

Học sinh năng khiếu
·         Phân công nhiệm vụ mở.
·         Khuyến khích các em thiết kế một số sản phẩm có tính sáng tạo.
·         Giới thiệu và hướng dẫn HS ứng dụng thêm các phần mềm cao cấp, chuyên biệt phục vụ quá trình thực hiện dự án, tạo ấn phẩm.
·         Nhấn mạnh các kỹ năng học tập theo nhóm cũng như kỹ năng phát triển.
·         Tập trung vào các kĩ năng giải quyết vấn đề và các khía cạnh sáng tạo.
·         Tập trung vào lập luận quy nạp và suy diễn.
Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo
Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
Máy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
Kết nối Internet
Đĩa Laser
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư trên đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế Web
Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác
Tư liệu in
Sách giáo khoa môn Vật lý, đề cương, tài liệu tham khảo v.v
Hỗ trợ
Hình ảnh minh họa, máy chiếu,...
Nguồn Internet
Yêu cầu khác
Khách mời, người hướng dẫn, học sinh lớp khác, phụ huynh v.v.

3 tháng 12, 2012

Brochures

Posted by bakhtran 01:31:00
Brochure giới thiệu môn DẠY HỌC DỰ ÁN (INTEL)



Brochure giới thiệu dự án "Sự nở vì nhiệt của vật rắn"



Bộ câu hỏi định hướng

Posted by bakhtran 01:19:00

Bộ câu hỏi định hướng vđề tài "Sự nở vì nhiệt của vật rắn"


 

Sản phẩm học sinh

Posted by bakhtran 01:02:00
 
Sản phẩm của học sinh về đề tài "Sự nở vì nhiệt của vật rắn"



Góp ý

Posted by bakhtran 00:39:00

Đây là nơi mà các bạn có thể tha hồ chọi gạch, ném đá này nọ các thứ, càng nhiều càng tốt để cho nhóm Se7en chúng tớ có thể gom đủ gạch đá xây dựng ngôi nhà của mình thêm vững chắc hơn kakaka =))))

 

 

20 tháng 11, 2012

Module 4

Posted by bakhtran 13:47:00
"Công nghệ có thể được sử dụng như thế nào để hỗ trợ việc học tập của học sinh hiệu quả nhất?"

 Trong mô-đun 4 này, các nhóm đã lần lượt truyết trình về kế hoạch bài dạy cùng với sự góp ý của thầy đã phần nào định hình được ý tưởng dự án để không đi sai đường.
 Công nghệ đươc sử dụng rất hữu ích trong việc học tập của học sinh: dùng power point để trình diễn bài học; dùng puplisher để làm tờ rơi quảng cáo về môn học, bài học…; đăng bài trên blog; sử dụng dropbox và gmail để chia sẻ, trao đổi thông tin,...


 Rõ ràng là công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong dự án này.

Những hoạt động, kỹ năng và cách tiếp cận được thảo luận trong module 4?

1/ Thiết lập những mục tiêu vừa sức: 

 Giáo viên đánh giá khả năng và nhu cầu của học sinh, đưa ra yêu cầu khái quát cho học sinh tự thiết lập mục tiêu của mình để hoàn thành yêu cầu, giáo viên sẽ nhận xét và góp ý để học sinh thiết lập được mục tiêu vừa sức.

2/ Quản lý lịch trình linh động, điều chỉnh khi cần:

 Cho học sinh tự lên kế hoạch thực hiện những mục tiêu đặt ra, kế hoạch phải phù hợp với khả năng của học sinh, giáo viên theo dõi, đánh giá và phản hồi giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp hơn.

3/ Tự đặt câu hỏi về công việc và nghiên cứu giải quyết chúng:

 Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu về yêu cầu đặt ra để các em tự đặt ra các câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề. Khi đã đặt được câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh các phương tiện tìm kiếm để các em tự tìm tòi nghiên cứu thông tin giải quyết những câu hỏi đã đặt ra.

4/ Làm việc với người khác một cách hiệu quả:

 Học sinh cần hiểu rõ vấn đề và có những chuẩn bị cần thiết: như kỹ năng giao tiếp, nắm vững kiến thức,... Để giúp học sinh trang bị những kỹ năng này giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các bài thuyết trình ngắn hoặc có những buổi ngoại khóa giao lưu giới thiệu về bản thân, sở thích, ước mơ để các em quen với việc giao tiếp cởi mở với nhau.


5/ Phản hồi và giúp học sinh lên kế hoạch cải thiện:

 Giáo viên phải thân thiện, cởi mở, vui vẻ để có được mối quan hệ tốt với học sinh, được học sinh tin tưởng và trao đổi  với giáo viên những khúc mắc khó khăn trong việc học tập, đưa ra những lời khuyên, khuyến khích các em mạnh dạng trong việc thể hiện khả năng của mình.


Những điều rút ra sau khi học xong module 4?
  • Cách thiết lập mục tiêu vừa sức cho học sinh.
  • Giúp học sinh quản lý lịch trình và linh động điều chỉnh khi gặp những vướng mắc.
  • Trao đổi với học sinh để giải quyết vấn đề trosng đó vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
  • Cần phải cho học sinh làm việc tích cực hơn, giao tiếp trao đổi nhiều hơn.
  • Vai trò quan trọng của phản hồi: giúp cho giáo viên nhận ra nhứng khó khăn, thuận lợi từ đó có hướng giải quyết và rút kinh nghiệm cho lần tiếp theo.
  • Tất cả những hoạt động trên đều có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ từ việc tìm kiếm thông tin, trao đổi, giao tiếp, phản hồi cho đến khi hoàn thành xong dự án.
  • Công cụ tạo sản phẩm.
Những điều còn băn khoăn?
  • Công nghệ thông tin trong nhà trường còn nhiều hạn chế...
  • Cách học mới đối với học sinh nên sẽ khó khăn khi áp dụng.
  • Tốn rất nhiều thời gian của học sinh khi áp lực bài vở, kiến thức hiện nay quá nhiều mà các em lại không có nhiều thời gian tìm hiểu cũng như thực hiện dự án.
  • Học sinh hiện nay khi lên mạng hay bị cám dỗ bởi game, chat, facebook... thì làm sao có thể tập trung học.


16 tháng 11, 2012

Module 3

Posted by bakhtran 15:02:00

Bài Powerpoint trả lời các câu hỏi bài tập trong Module 3
 

14 tháng 11, 2012

Dạy học dự án là gì?

Posted by bakhtran 18:43:00
 Mục tiêu của Khóa học Cơ bản Intel là giúp cho các giáo viên đứng lớp phát triển phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thông qua sự tích hợp công nghệ và cách tiếp cận học theo dự án. Khóa học kéo dài 32 giờ và được chia thành 8 mô-đun.
  


  Những trọng tâm của khóa học bao gồm: 

  • Sử dụng công nghệ một cách hiệu quả trong lớp học để phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21.
      Giúp học sinh và giáo viên nhận rõ những cách sử dụng công nghệ để đẩy mạnh hoạt động học tập thông qua các chiến lược nghiên cứu, giao tiếp, hợp tác và các công cụ phục vụ chuyên môn. Cung cấp bài tập thực hành và thiết kế các mô-đun bài dạy cùng với các công cụ đánh giá, nhắm vào các chuẩn học tập của chương trình học chính qui và chuẩn kỹ năng công nghệ.
  • Hướng dẫn lớp học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tự định hướng và tư duy bậc cao
  • Hợp tác với đồng nghiệp để phát triển kỹ năng hướng dẫn thông qua việc giải quyết vấn đề và góp ý, chia sẻ các bài dạy.

Ngày tận thế

Posted by bakhtran 16:39:00
Bộ phim bom tấn "Ngày tận thế 2012" của đạo diễn Roland Emmerich thực hiện vào năm 2009 đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Ngày tận thế 2012 - Khoa học hay chỉ là sự tưởng tượng?  


Người Maya: 21/12/2012  là ngày tận thế

 Theo quan niệm của người Maya, một dân tộc đã từng làm nên một nền văn minh rực rỡ ở Trung Mỹ thời cổ đại, thì ngày 21/12/2012 sẽ là ngày kết thúc chu trình lịch thứ 13, kỷ thứ IV - đó là ngày tận thế để sau đó thế giới sẽ mở ra một chương mới.

 Họ đã tính được độ dài của một tháng âm lịch là 29,53025 ngày, chênh lệch 34 giây so với con số mà khoa học ngày nay tính được và chính xác hơn nhiều so với hệ lịch Gregory mà chúng ta đã đã dùng 500 năm nay.

 Ngoài việc kết thúc chu trình lịch thứ 13, tiên đoán của người Maya cho năm 2012 là: ban ngày sẽ kết thúc, bóng đêm bao trùm Trái đất; Loài người không phải bị tiêu diệt mà bước vào một thời kỳ phát triển mới, trở nên khôn ngoan hơn.

Kinh thánh: Ngày tận thế là một trận đại hồng thủy


  Sách Khải huyền 16:13 -16 trong Kinh thánh cũng đề cập đến Trận chiến cuối cùng trên đỉnh đồi hư cấu Armageddon nhìn xuống đồng bằng Megiddo ở Israel. Tại đó sẽ xảy ra trận đánh kết thúc mọi trận đánh giữa một bên là những người chấp nhận Chúa Jesus và một bên không chấp nhận Chúa. Ngày tận thế sẽ là một trận đại hồng thuỷ dự kiến sẽ đến sau trận chiến đó.


  Tuy nhiên, Kinh thánh không đề cập một cách trực tiếp đến thời gian cụ thể của ngày tận thế. Để biết được thời điểm chính xác thì phải chăng Kinh thánh mã hoá ở đâu đó? Gần đây, dựa trên một nghiên cứu của ba nhà toán học Do Thái về việc phân tích các ký tự trong sách Sáng thế đăng trên một tạp chí khoa học rất uy tín, kết luận của cuốn sách bán chạy nhất thế giới "Mật mã kinh thánh II" của M.Drosnin là: "Thiên chúa sẽ huỷ diệt Trái đất vào năm 2012".


  Ngoài thông tin về ngày tận thế, Mật mã kinh thánh còn đưa ra nhiều thông tin khác như tên của 66 nhà khoa học tài năng xuất hiện trong đó. Đặc biệt là sự kiện thủ tướng Israel, Rabin bị ám sát vào năm 1995. Drosnin đã cảnh báo việc này tới Rabin nhưng không có kết quả. Sau đó Rabin bị một sinh viên của Đại học Bar-Ilan (một trường đại học mộ đạo) tên là Amir ám sát. Tên của Amir sau đó cũng được tìm thấy ở một mã hoá gần đó.


Kinh dịch: Ngày tận thế chậm một ngày so với dự đoán của người Maya


  Ám ảnh về năm 2012 có lẽ là nguyên nhân để một số người cố gắng tìm kiếm các dấu hiệu từ các nền văn minh khác. Nhà nghiên cứu T.McKenna đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu Kinh dịch của Trung Quốc. Ông cho rằng, 64 quẻ của Văn Vương tương ứng với bộ lịch âm 384 ngày đã từng được người Trung Quốc sử dụng. 
 

 Mỗi quẻ có 6 hào, lấy 64 quẻ nhân với số hào sẽ ra số 384. Số này chính là tích của 29,53 (số ngày trong một tháng âm lịch) nhân với 13 (số tháng trong một năm âm lịch). McKenna tin rằng, Kinh dịch biểu diễn dòng chảy thời gian, từ đó ông thiết lập biểu đồ các sự kiện lịch sử lớn trong đó các thời đại có trình độ đổi mới cao được biểu diễn bằng các đỉnh, các thời đại có trình độ đổi mới thấp nằm ở các lõm.

  Ông thấy rằng, các điểm lồi lõm xuất hiện lặp đi lặp lại tuy nhiên tần số của của chúng tăng dần chứ không phải cố định. Ông gọi là các sóng thời gian. Dựa trên các phân tích đó, McKenna đưa ra giả thiết về ngày kết thúc của thế giới vào 22/12/2012, chậm hơn 1 ngày so với dự đoán của người Maya.


Ngày 6/6/2012 cũng được dự đoán


  Kalki Bhagavan, một nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng người Ấn Độ, tự xưng là hiện thân thứ 10 và cuối cùng của thần Vishnu (là một trong ba vị thần tối cao của Đạo Hindu) cũng thông báo rằng năm 2012 là năm khổ đau và nhiễu nhương của loài người nhưng sau đó thời hoàng kim sẽ bắt đầu.

Kalki Bhagavan gắn dự đoán với chuyển động của Sao Kim.

  Từ Trái đất có thể thấy Sao Kim chuyển động cắt ngang Mặt Trời ít nhất mỗi thế kỷ 2 lần. Lần cuối cùng nó chuyển động như vậy vào ngày 8/6/2004 và lần tiếp tới sẽ là ngày 6/6/2012. Theo truyền thuyết trong kinh Vệ Đà được người theo Ấn Độ giáo và Phật giáo tôn thờ thì sao Kim trong tiếng Phạn gọi là Shukra, có nghĩa là "tinh dịch".


  Được coi là một người đàn ông bị nữ hoá, học được cách chống lại Chúa trời. Shukra được gán với tên của ngày thứ sáu trong tuần. Trong thần học Hindu, sao Kim quản số 6, do đó, việc sao Kim cắt ngang Mặt Trời vào ngày 6/6/12 (chú ý: 12 = 6 + 6) sẽ gây biến cố lớn cho nhân loại.

Bộ lịch Maya cổ
  

 Trong video mới được công bố, các chuyên gia của Phòng Thí nghiệm động phản lực học thuộc NASA (NASA/JPL) giải thích tường tận những nghi ngờ lâu nay bằng thực tế quan sát được từ không gian. Từ đó, họ rút ra kết luận rằng sẽ chẳng có sự kiện hủy diệt trái đất nào giống như các tin đồn về khả năng tận thế như suy đoán từ lịch cổ của người Maya, theo Space.com.
 

 Khi đề cập đến bộ lịch cổ trên, với ngày kết thúc đột ngột vào 21.12.2012, Don Yeomans, người đứng đầu chương trình Các vật thể gần trái đất của NASA/JPL, giải thích lịch của người Maya không ám chỉ rằng thế giới chấm hết vào ngày đó, mà đơn giản là chấm dứt một chu kỳ thời gian. “Giống như lịch hiện đại chấm dứt 1 năm vào ngày 31.12 và chu kỳ mới sẽ tiếp nối ngay vào ngày 1.1”, Yeomans ví dụ cụ thể.

Hành tinh sát thủ
 
 Yeomans cũng xóa tan những nỗi lo sợ về khả năng một hành tinh có tên là Nibaru di chuyển chớp nhoáng xuyên qua Hệ mặt trời vào đúng thời điểm định mệnh chỉ để đâm vào trái đất đúng dịp tháng 12. “Hành tinh tưởng tượng trên được cho là đang tiến thẳng về địa cầu (theo người tin vào ngày tận thế), nhưng nếu nó đang đến thì chúng ta đã phải thấy nó từ lâu chứ. Và cứ cho là nó vô hình dưới một dạng nào đó, chúng ta ắt hẳn phải cảm thấy ảnh hưởng (trọng lực) của thiên thể này đối với các hành tinh láng giềng. Hàng ngàn nhà thiên văn học dõi mắt lên bầu trời mỗi đêm, làm sao lại không phát hiện ra sự lảng vảng của một hành tinh nào gần trái đất được?”, chuyên gia Yeomans nói. Khả năng hành tinh Nibairu xuất hiện cũng thấp ngang với chuyện từ trường trái đất đảo cực, nếu có ai nghĩ đến vấn đề này.
 
Bão mặt trời
 
 Trong trường hợp những người đa nghi cho rằng các nhà khoa học như tại NASA cố tình che đậy vụ việc để ngăn chặn cơn hỗn loạn trên thế giới, ông Yeomans vặn lại rằng bầu trời không chỉ thuộc về giới khoa học của các chính phủ, mà những người không chuyên hoặc các chuyên gia độc lập vẫn theo dõi tất cả diễn biến. Về các cơn bão mặt trời, nhà khoa học NASA giải thích đúng là bão bùng ngoài không gian đang đổ xuống trái đất, nhưng đây chỉ là một phần chu kỳ hoạt động bình thường của mặt trời. Bức xạ từ các vết lóa trong khí quyển mặt trời có thể phá hủy vệ tinh, nhưng từ trường trái đất sẽ điều chỉnh nhằm bảo vệ cư dân địa cầu trước những đợt tấn công của tia vũ trụ, và những vết lóa này không gây hại đến sức khỏe con người, theo Yeomans.


Các hành tinh thẳng hàng
 
 Một số người theo thuyết tận thế cũng cho rằng các hành tinh khác và mặt trời sẽ sắp thẳng hàng với trái đất vào tháng 12, như tình tiết trong phim Kẻ cướp mộ (Tomb Raider) do minh tinh Angelina Jolie thủ vai Lara Croft. Theo những người này, sự thẳng hàng của các hành tinh sẽ gây nên những hiệu ứng thảm khốc về triều cường, có thể nhấn chìm bề mặt trái đất bằng cơn đại hồng thủy, hoặc xé toạc các đại dương, gây động đất/sóng thần. Giả thuyết này nghe qua cũng có lý, nhất là khi một số nhà khoa học vừa đưa ra khả năng chính sự thẳng hàng của mặt trời, mặt trăng và trái đất, cùng với hiện tượng siêu trăng đã nhấn chìm con tàu Titanic cách đây tròn 100 năm. Chuyên gia Yeomans khẳng định đầu tiên là chẳng có hiện tượng thẳng hàng nào sẽ diễn ra trong tháng 12 tới. Thứ hai, chỉ có 2 thiên thể tác động được đến trái đất trong Hệ mặt trời là mặt trăng và mặt trời, nhưng chuyện thẳng hàng giữa chúng là quá đỗi bình thường, và hậu quả chỉ là khiến thủy triều trên địa cầu cao hơn thường lệ mỗi tháng.
  
 Để tăng thêm phần trọng lượng cho những lời giải thích trên, chuyên gia Yeomans cho hay kể từ buổi bình minh của lịch sử loài người, không dưới hàng trăm ngàn giả thuyết được đưa ra từng dự đoán về sự lụi tàn của trái đất. Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm, con người vẫn sống khỏe cho đến tận bây giờ để tiếp tục bàn chuyện về… ngày tận thế.

NASA nói gì về ngày tận thế 2012?

 Giới khoa học vẫn còn nhớ đến vụ Y2K (2000) với những tin đồn về ngày tận thế. 12 năm sau, thế giới lại xôn xao về ngày tận thế 2012. Liệu nó có xảy ra?

 Giới phân tích thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa giải đáp nhiều câu hỏi xoay quanh sự kiện ngày tận thế 2012 đăng tải trên website NASA.Gov.

 Có mối đe dọa nào với Trái đất vào năm 2012, chính xác là vào ngày 21-12- 2012 không ?

NASA: Sẽ không có điều gì xấu xảy ra với Trái đất vào năm 2012. Trái đất chúng ta đã tồn tại trong hơn 4 tỷ năm. Khoảng thời gian đấy đủ chứng minh rằng, không thể có định nghĩa ngày tận thế 2012 như đồn đại.

 Tin đồn ngày tận thế 2012 xuất phát từ đâu?

Câu chuyện bắt nguồn từ hành tinh tưởng tượng của người Sumer- hành tinh Nibiru đang lao vào Trái đất. Ban đầu, thảm họa này dự đoán rơi vào tháng 3-2003, tuy nhiên mọi chuyện vẫn yên bình và người ta chuyển ngày tận thế sang tháng 12-2012.
 Sau đó, thêm vào hai câu chuyện liên quan đến chu kỳ lịch cổ của người Maya. Ngày tận thế theo lịch của người Maya sẽ nhằm vào đông chí năm 2012, tức ngày 21-12.

 Lịch của người Maya có kết thúc vào năm 2012?

Ngày cuối cùng trong năm của con người là ngày 31-12 và sau đó bước sang năm mới. Tương tự, ngày cuối cùng trong năm của lịch người Maya là ngày 21-12. Như vậy, tất yếu là hết ngày cuối cùng của năm, sẽ bước sang năm khác, không có định nghĩa kết thúc.

 Các hành tinh sẽ xếp thẳng hàng và ảnh hưởng tới Trái đất vào năm 2012?

Sự kiện các hành tinh xếp thẳng hàng với nhau là không tồn tại. Trái đất sẽ không đi qua mặt phẳng của thiên hà vào năm 2012 và ngay cả khi các hành tinh trong vũ trụ sếp thẳng hàng thì trái đất chúng ta cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
 Vào tháng mười hai hàng năm, Trái đất và Mặt trời sẽ thẳng hàng với tâm của thiên hà Milky Way và hoàn toàn không gây ra hậu quả gì tới Trái đất.

 Có một hành tinh nấm lùn gọi là Nibiru hoặc hành tinh X hay hành tinh Eris đang tiến gần Trái đất và đe dọa huỷ diệt Trái đất trên diện rộng?

Nibiru và các câu chuyện về hành tinh bất thường là những thông tin không đúng sự thật. Tên thực tế, chưa có cơ sở khoa học nói về chúng. Nếu hành tinh Nibiru và các hành tinh bất thường tồn tại thì chắc chắn các nhà khoa học đã theo dõi chúng trong thập kỷ qua.
Eris là hành tinh có thật nhưng nó chỉ là hành tinh lùn tương tự Pluto nằm trong hệ mặt trời, cách trái đất khoảng 4 tỷ dặm.
Lịch của người Maya.

 Thuyết thay đổi cực là gì? Có đúng bề mặt Trái đất sẽ quay một vòng 180 độ quanh trục Trái đất trong vòng vài giờ?

Không tồn tại thuyết thay đổi cực Trái đất. Điều này có thể khẳng định bởi các lục địa di chuyển vô cũng chậm chạp (ví dụ Nam Cực gần xích đạo hàng triệu năm trước) nhưng nó không liên quan đến tuyên bố rằng các cực Trái đất sẽ đổi chiều.
 Nhiều thông tin không chính xác rằng, cứ 400.000 năm, cực từ của Trái đất đổi chiều một lần. Nhưng rõ ràng, dù cực từ có thay đổi cũng không ảnh hưởng tới sự sống trên Trái đất. Do đó, các chuyên gia khẳng định, không có sự đảo ngược từ trường.

Trái đất có bị một thiên thạch tấn công vào năm 2012 không?

Trái đất đã luôn bị sao Chổi và tiểu hành tinh khác tấn công mặc dù ảnh hưởng không lớn. Tác động gần đây nhất là 65 triệu năm về trước dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long.
 Các nhà thiên văn NASA đang tiến hành cuộc khảo sát Spaceguard (Bảo vệ Không gian) để tìm kiếm hành tinh gần Trái đất và nguy cơ tấn công Trái đất. Họ xác nhận rằng, không có tiểu hành tinh nào tấn công và làm loài khủng long tuyệt chủng. Tất cả thông tin này được công bố trong chương trình khám phá mỗi ngày của NASA. Không ai có thể dự đoán có điều gì xảy ra vào năm 2012.

 Các trận bão Mặt trời có nguy hiểm tới Trái Đất vào năm 2012 không?

 Hoạt động của năng lượng Mặt trời đều có chu kỳ và cứ 11 năm lại đạt đỉnh điểm. Mặc dù các vụ nổ mặt trời có thể làm gián đoạn các thiết bị điện tử nhưng trong năm 2012 không có hiện tượng đặc biệt nào xảy ra. Trong khoảng 2012-2014, Mặt trời có thể đạt điểm cực đại nhưng cũng không có gì đặc biệt so với lần cực đại trước.

 Các nhà khoa học của NASA phản ứng như thế nào về những thông tin tuyên bố ngày tận thế 2012?

Nếu muốn đưa ra một tuyên bố về thảm họa thì ít nhất phải có cơ sở khoa học, bằng chứng. Tất cả những tin đồn về ngày tận thế chỉ là hư cấu. Đến nay, không có tài liệu, sách vở, phim tài liệu nào đủ cơ sở khoa học để khẳng định ngày tận thế năm 2012. Vậy sẽ không có bất cứ biến cố nào xảy ra vào năm nay.

TIN HAY KHÔNG TÙY BẠN!!!

  • RSS
  • Delicious
  • Digg
  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedin
  • Youtube